Cách viết CV thực tập nhanh chóng và hiệu quả nhất

17/04/2024

Sinh viên năm cuối và sinh viên mới ra trường khi chưa có nhiều kinh nghiệm thường sẽ chọn cho mình 1 công việc part-time/ thực tập để trau dồi kỹ năng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu cách viết CV thực tập nhanh chóng và hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé.

cach-viet-cv-thuc-tap

I. Bố cục CV thực tập tiêu chuẩn

1 bản CV thực tập tiêu chuẩn yêu cầu những phần thông tin sau:

1. Thông tin cơ bản

Phần này sẽ bao gồm thông tin cá nhân (tên, ngày sinh, địa chỉ) và thông tin liên lạc (số điện thoại, email) của ứng viên.

Lưu ý ở đây là bạn cần đảm bảo tính chuyên nghiệp của CV, chỉ nêu những thông tin quan trọng nhất để nhà tuyển dụng biết và liên hệ nếu cần thiết.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này đóng vai trò khá quan trọng trong CV. Tuy nhiên, với đối tượng là sinh viên mới ra trường, chưa có định hướng nghề nghiệp quá rõ ràng, ứng viên có thể hướng mục tiêu của bản thân đến việc học hỏi, nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng.

Bạn cần đảm bảo mục tiêu đề ra có sự rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển cũng như đánh giá cao ý chí cầu tiến của bạn hơn.

3. Trình độ học vấn

Thông tin ở phần này bao gồm tên trường, tên khoa và thời gian đào tạo. Với những ứng viên đã ra trường, bạn có thể đưa thêm điểm GPA và xếp hạng tốt nghiệp để tạo thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng.

4. Kinh nghiệm làm việc

Bởi đây là CV thực tập, dành cho những ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc nên có thể khá "khó nhằn". Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ qua nó nhé.

Bạn có thể liệt kê 1 số dự án thực tế, nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa bản thân từng tham gia để chứng minh năng lực của bản thân. Đồng thời, đưa ra những dữ liệu về thành tựu mình đã đạt được để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

5. Kỹ năng chuyên môn

Tùy vào mỗi ngành nghề, ứng viên cần nêu được những kỹ năng chuyên môn phù hợp. Trong đó, 1 số kỹ năng tiêu biểu có thể ứng dụng trong mọi CV là:

- Kỹ năng cứng: Khả năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy logic, tư duy phản biện,...

6. Các thông tin bổ sung

Ngoài ra, ứng viên có thể bổ sung thêm 1 số thông tin liên quan tới ngoại ngữ, hoạt động xã hội, sở thích trong CV để nhà tuyển dụng hiểu hơn về người họ đang sắp phỏng vấn nhé.

II. Một số lưu ý khi viết CV thực tập

Khi viết CV thực tập, ứng viên cần lưu ý những điều sau:

1. Chú ý về hình thức

- Ảnh profile thể hiện sự chín chắn, chuyên nghiệp.

- Giới hạn dung lượng CV trong tối đa 2 trang.

- Thiết kế CV tối giản, tránh màu mè, rối mắt.

- Đảm bảo CV không mắc lỗi trình bày, lỗi chính tả.

- Chuyển CV sang dạng PDF nếu ứng tuyển online.

2. Chú ý về nội dung

- Đảm bảo trung thực về mặt thông tin.

- Chỉ ghi những thông tin liên quan trực tiếp đến vị trí công việc đang ứng tuyển.

- Viết CV ngắn gọn, diễn giải cô đọng, súc tích.

Trên đây là cấu trúc chuẩn cũng như những lưu ý ngắn gọn khi viết CV thực tập dành cho sinh viên. Hãy cố gắng trau dồi, phát triển bản thân không ngừng để thành công chinh phục con đường sự nghiệp nhé.

Bài viết khác

Xem thêm