Bí quyết viết sơ yếu lý lịch thu hút nhà tuyển dụng

17/04/2024

Sơ yếu lý lịch là gì? Tại sao lại cần có sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc? Sơ yếu lý lịch bao gồm những thông tin gì? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua phần tìm hiểu về sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc ngay dưới đây nhé.

so-yeu-ly-lich-1

I. Tầm quan trọng của sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc

Có thể hiểu đơn giản sơ yếu lý lịch là bản khai thông tin cá nhân của ứng viên, được nộp kèm CV cũng như các giấy tờ quan trọng khác khi xin việc.

Nhìn vào sơ yếu lý lịch của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có sự đối chiếu, so sánh với CV. Đồng thời, hiểu rõ hơn về bản thân ứng viên đó thay vì chỉ chú trọng vào phần kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn như trong CV.

II. Những nội dung cần có trong sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch cơ bản sẽ gồm 4 nội dung chính như sau:

1. Thông tin cá nhân

Trong phần này, ứng viên sẽ cần điền đầy đủ các thông tin về:

- Họ và tên

- Ngày tháng năm sinh

- Địa chỉ và hộ khẩu thường trú

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Thành phần gia đình

- Tình hình sức khỏe

Ngoài ra, ở ngay đầu sơ yếu lý lịch, ứng viên sẽ cần dán 1 tấm ảnh thẻ. Khác với ảnh profile trong CV có thể tùy chọn, ảnh trong sơ yếu lý lịch cần thể hiện được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp, thường sẽ là ảnh 4x6.

2. Thông tin về học vấn và quá trình bồi dưỡng chuyên môn

Ở phần này, ứng viên cần điền các thông tin liên quan đến:

- Trình độ văn hóa: Cung cấp thông tin về trình độ văn hóa cao nhất bạn đã đạt được.

VD: Trung cấp, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,...

- Trình độ ngoại ngữ: Cung cấp thông tin về năng lực và mức độ thành thạo ngoại ngữ của bản thân.

VD: Tiếng Anh - Cao cấp, Tiếng Trung - Sơ cấp, Tiếng Nga - Trung cấp,...

- Ngày kết nạp Đoàn (nếu bạn đã là Đoàn viên)

- Ngày kết nạp Đảng (nếu bạn đã là Đảng viên)

- Trình độ chuyên môn: Cung cấp thông tin mô tả bằng cấp, chứng chỉ, khóa học đã tham gia liên quan trực tiếp đến chuyên môn của bản thân. Ở đây, bạn cần nêu được đơn vị/ tổ chức đã cung cấp chứng chỉ cũng như thời gian đào tạo. Có thể thêm 1 số mô tả ngắn về quá trình, nội dung đào tạo.

3. Thông tin về địa điểm và quá trình công tác

Những thông tin cần có trong phần này là:

- Nơi đang công tác: Ghi rõ tên tổ chức/ cơ quan/ công ty bạn đã hoặc đang làm việc.

- Cấp bậc: Ghi rõ chức danh, cấp bậc của bạn trong tổ chức/ cơ quan/ công ty đó.

- Mô tả tóm tắt quá trình công tác: Bạn cần nêu 1 số ý ngắn gọn về công việc hiện tại (bao gồm nhiệm vụ, trách nhiệm, các dự án,...).

- Khen thưởng: Liệt kê những giải thưởng, khen thưởng bạn đã đạt được trong quá trình làm việc, nên kèm cả thời gian nhận thưởng và lý do được khen thưởng.

- Kỷ luật: Ghi rõ các lỗi kỷ luật bạn đã nhận trong quá trình công tác (nếu có). Còn nếu chưa từng bị kỷ luật, bạn có thể ghi "Không".

4. Chữ ký và xác nhận

Cuối cùng, khi kết thúc bản sơ yếu lý lịch, ứng viên cần hoàn thiện nốt 2 ý:

- Chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch

- Xác nhận của chính quyền địa phương

Với xác nhận của chính quyền địa phương, bạn cần ra Ủy ban Nhân dân để hoàn thiện. Tốt nhất là bạn nên hoàn thiện hồ sơ rồi tổng hợp lại các giấy tờ cần xin xác nhận, công chứng để tránh mất thời gian đi lại nhiều lần nhé.

III. Một số lưu ý khi hoàn thiện sơ yếu lý lịch

so-yeu-ly-lich-2

Để hoàn thiện hồ sơ xin việc nói chung và sơ yếu lý lịch nói riêng, ứng viên cần lưu ý những điều sau:

1. Chú ý về mặt hình thức

Sơ yếu lý lịch có 2 dạng là bản viết tay và bản đánh máy. Dù sử dụng dạng hình thức nào, bạn cũng cần đảm bảo sự sạch đẹp, rõ ràng, dễ quan sát để tạo ấn tượng ban đầu tốt nhất với nhà tuyển dụng.

2. Chú ý về mặt nội dung

Các thông tin đưa ra trong sơ yếu lý lịch cần đảm bảo tính ngắn gọn, cô đọng cũng như trung thực, chính xác. Do đã có sẵn form nên bạn chỉ cần điền theo mẫu là được, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo tính đồng nhất cho CV nhé.

3. Công chứng sơ yếu lý lịch

Đây là bước để xác thực các thông tin đã khai trong sơ yếu lý lịch. Nó thể hiện tính chuyên nghiệp, sự nghiêm túc của bản thân ứng viên với công việc đang ứng tuyển.

Nơi có thẩm quyền để công chứng các loại giấy tờ quan trọng là Ủy ban Nhân dân xã, phường; các văn phòng công chứng chuyên nghiệp; các cơ quan hành nghề công chứng.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về vai trò cũng như cách viết sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, để hoàn thiện hồ sơ xin việc, ta còn rất lưu ý tới nhiều giấy tờ quan trọng khác như CV, thư xin việc hoặc nếu bạn nộp hồ sơ online thì còn cả cách viết email, cách trả lời thư mời phỏng vấn,... Vậy nên hãy cập nhật thông tin thường xuyên để có cho mình những "bí kíp" tìm việc hiệu quả nhé.

Bài viết khác

Xem thêm